Công nhân trên cầu Đường_sắt_Miến_Điện

Các điều kiện khi xây dựng

Bài viết hay đoạn này có thể chứa nghiên cứu chưa được công bố. Xin hãy cải thiện bài viết bằng cách thêm vào các chú thích tham khảo. Những khẳng định chứa các nghiên cứu chưa công bố cần được loại bỏ. (Tháng 5 2008)

Điều kiện sống và làm việc trên tuyến đường rất kinh khủng. Ước tính tổng số lao động dân sự và tù binh chiến tranh chết khi xây dựng khoảng 160.000 người. Khoảng 25% công nhân tù binh chiến tranh đã chết vì làm việc quá sức, suy dinh dưỡng và các bệnh tật như tả, sốt rét, và lỵ. Tỷ lệ chết của các công nhân dân sự châu Á thậm chí còn cao hơn, số người chết là hơn 150.000 người.

Các điều kiện sống của tù binh chiến tranh được một số nghệ sĩ ghi lại là rất nguy hiểm. Đáng ngạc nhiên nhiều bức hoạ vẫn còn lại. Những tác phẩm của Jack Bridger Chalker, Philip MeninskyRonald Searle được giữ trong Bảo tàng Chiến tranh Đế quốc tại Luân Đôn, Anh và các tác phẩm của Ashley George Old được giữ tại Thư viện Bang Victoria ở Australia. Nhiều hình ảnh có thể được thấy trên mạng.

Các tù binh chiến tranh và công nhân châu Á cũng được sử dụng để xây dựng Đường sắt Kra Isthmus từ Chumphon tới Kra Buri, và Đường sắt Sumatra hay Palembang từ Pakanbaroe tới Moeara.

Việc xây dựng Đường sắt Miến Điện chỉ là một trong nhiều tội ác chiến tranh do Nhật Bản thực hiện ở châu Á. Hiroshi Abe, trung uý giám sát việc xây dựng tuyến đường sắt tại Sonkrai nơi có hơn 3.000 tù binh chiến tranh thiệt mạng sau này đã bị tuyên án tử hình và bị xếp hạng là một tội phạm chiến tranh hạng B/C. Án của ông sau này được giảm xuống còn 15 năm tù.

Các nghĩa trang và đài tưởng niệm

Các nghĩa trang của những người đã chết đã được chuyển từ nơi chôn cất của trại và các địa điểm hiu quạnh dọc tuyến đường tới ba nghĩa trang chiến sau sau cuộc chiến, ngoại trừ với những người Mỹ, họ đã được đưa về nước.

Nghĩa trang chính của tù binh chiến tranh nằm tại thành phố Kanchanaburi, nơi chôn cất 6.982 tù binh chiến tranh, chủ yếu là người Anh, Australia, Hà Lan và Canada. Một nghĩa trang nhỏ hơn và hơi xa hơn phía ngoài thành phố là Chung Kai với 1.750 ngôi mộ. Tại Thanbyuzayat ở Myanmar có 3.617 ngôi mộ tù binh chiến tranh bao gồm 3.149 Khối thịnh vượng chung và 621 Hà Lan đã chết ở phần phía bắc tuyến đường, tới Nieke. Ba nghĩa trang được Hội đồng Nghĩa trang Chiến tranh Khối thịnh vượng chung duy trì.

902 tù binh chiến tranh Hoa Kỳ thuộc Trung đoàn Pháo binh Trận địa số 131 và những người sống sót từ chiếc tuần dương hạm USS Houston-668 đã được gửi tới làm việc trên tuyến đường, trong số đó 133 người chết.

Có nhiều bảo tàng dành cho những người đã thiệt mạng khi thi công tuyến đường sắt, bảo tàng lớn nhất nằm tại Hellfire Pass (phía bắc ga cuối hiện nay ở Nam Tok), nơi có số thiệt hại nhân mạng lớn nhất. Cũng có một đài tưởng niệm Australia tại Hellfire Pass. Hai bảo tàng khác tại Kanchanaburi, Bảo tàng Đường sắt Thái Lan-Miến Điện (được mở cửa tháng 3 năm 2003), và Bảo tàng Chiến tranh JEATH. Tại cầu Khwae có một tấm bảng tưởng niệm và một đầu máy lịch sử được trưng bày.

Một đoạn được bảo tồn của tuyến đường tại Đài tưởng niệm Quốc gia ArboretumAnh Quốc.

Những nhân vật nổi bật khi xây dựng cầu

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đường_sắt_Miến_Điện http://pictures.slv.vic.gov.au/cgi-bin/Pwebrecon.c... http://pow.larkin.net.au http://home.vicnet.net.au/~a23mgb/f_hist/tbr_hist.... http://www.davidpye.com/index.php?page=price-story... http://www.hellfirepass.com/ http://www.mansell.com/pow_resources/camplists/dea... http://www.mansell.com/pow_resources/links.html http://www.thestar.com.my/news/story.asp?file=/200... http://www.POWs-of-Japan.net http://www.cwgc.org/search/cemetery_details.aspx?c...